Những điều cơ bản cần biết về đầu in Máy in mã vạch

Khái niệm về đầu in mã vạch

Máy in mã vạch là một thiết bị quan trọng trong ngành sản xuất sản phẩm. Trong đó bộ phận quan trọng nhất của máy in là đầu in mã vạch. Hiểu rõ về thành phần cấu tạo của bộ phận này sẽ giúp các bạn có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng nhất, cũng như bảo quản đầu in được lâu nhất.

Bộ phận chính của đầu máy in mã vạch, đầu in nhiệt là những thiết bị điện tử có chức năng sản xuất nhiệt một cách có kiểm soát trên những vùng cực nhỏ. Vì sự quan trọng của thiết bị này nên chúng cần được bảo quản kĩ càng nhất.

 

 

 

Đầu in mã vạch được làm thành từ hàng ngàn phần tử hay còn gọi là DPI (dot per inch), còn có thể hiểu là một điểm in trên một inch bề mặt cần in, những điểm (dot) này phát ra nhiệt đốt nóng mực in mã vạch và thấm vào giấy decal bên dưới. Vì vậy còn có thể gọi là đầu in nhiệt.

Nếu như bạn càng in nhiều và công suất lớn thì nguy cơ hỏng hóc bộ phận này càng lớn. Lý do là, phụ kiện này phải làm việc trong điều kiện ngặt nghèo nhất khi luôn chịu mài mòn và làm việc với nhiệt độ cao.

Điều này làm cho đầu in máy in mã vạch rất dễ bị hỏng, dù các đầu in này đã được chế tạo với công nghệ cao cấp nhất. Bạn cần thay đầu in mã vạch khi đã sử dụng trong thời gian dài hoặc do sơ sót của người sử dụng khiến đầu in bị mòn hoặc xước dẫn đến chất lượng in kém. Và các mã vạch khi ra của bạn sẽ không còn quét được, cũng như giải mã bởi bất cứ máy quét mã vạch nào.

Phân loại đầu in mã vạch

Đầu in được chia ra làm 3 loại dựa theo độ phân giải DPI đó là 203dpi, 300dpi và 600dpi. Ở các môi trường bình thường như cửa hàng, văn phòng thường sử dụng đầu in 203 và 300dpi, còn với những cơ sở cần tem nhãn in với độ chính xác cao, in tem nhãn nhỏ hay mã vạch 2D, mã vạch in trên chất liệu đặc biệt hay được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt thì đầu in với độ phân giải lên tới 400 – 600 dpi sẽ được sử dụng.

Đầu in bị hư hỏng khi những con tụ, những điểm đốt nhỏ bị chết, không thể dẫn nhiệt, hay những điểm đốt đó bị xước giống như tấm gương bị xước, bị bay mất lớp phủ bên ngoài. Đầu in mã vạch chỉ được thay thế khi những bộ phận khác trong máy in của bạn còn hoạt động tốt, chỉ thay khi in ra chất lượng bản in không đẹp, mờ chữ, mờ nét, mất nét hoặc in ra không có gì, chỉ có một khoảng trắng mênh mông.

Những lý do gây hỏng đầu in

  • Không vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách

Thông thường tất cả người sử dụng máy in mã vạch ít để ý đến vấn đề vệ sinh máy in, trong khi đó việc vệ sinh là một trong những vấn đề then chốt của đầu in mã vạch. Những thương hiệu sản xuất máy in lớn khi bán hay phân phối đều có nhắc nhở người dùng cần phải vệ sinh máy in sau 3 – 4 lần thay giấy. Và vệ sinh đầu in cũng cần được chú trọng hơn. Bởi trong quá trình sử dụng thì những bụi bẩn, vệt mực đều có thể gây bẩn máy. Và có khả năng dính lên đầu in, nếu để về lâu dài sẽ gây ra xước đầu in. Vậy nên hãy coi đầu in cũng giống như gương mặt, lúc nào cũng cần phải sạch sẽ.

 
Trong quá trình vận hàng, việc đầu in bị bám bụi từ môi trường là bình thường, vậy nên khi in tại vị trí có bụi bẩn sẽ khiến mã in bị mở thậm chí còn không ra mực. Trường hợp này cần dùng khăn mềm để lau sạch đầu in là được
 
Đầu in và máy in phải luôn được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Không nên sử dụng bất kỳ vật nhọn hay cứng nào để cạy giấy hoặc cặn bụi bẩn vướng vào đầu in. Phải sử dụng khăn vải mềm để làm sạch đầu in. Việc không vệ sinh hay vệ sinh không đúng cách cũng khiến cho đầu in bị hỏng.
 
 
  • Do môi trường
Nếu môi trường làm việc mà có nhiều bụi hay bàn đặt máy in không chắc chắn, tạm bợ khiến máy in bị rung lắc khi sử dụng sẽ kéo theo việc đầu in không còn chắc chắn, rất nhanh phải thay đầu in. 
 
Hoặc bụi bẩn có nhiều sẽ bám dính lên bề mặt giấy in hay mặt mực in mã vạch, đầu in, trong khi đó nhiệt độ, độ ẩm cao sẽ làm máy in hoạt động không bình thường, các linh kiện, cảm biến trên đầu đều có thể bị gỉ sét dẫn đến việc in mờ hoặc in không ra chữ. Tem nhãn để in mã vạch cũng vậy, bạn cần phải bảo quản ten nhãn trong môi trường sạch sẽ, nhiệt độ ổn định sẽ không làm cho bề mặt tem nhãn bị cứng, chai sạn và luôn giữ được sự mềm mại. Chú ý khi mua tem nhãn và mực cần phải bảo quản trong thùng giấy, tránh nơi ẩm thấp hoặc ánh sáng mặt trời và cần bọc một lớp nilon để bảo quản tốt hơn
 
  • Sử dụng giấy và mực in kém chất lượng
 
Mỗi một thương hiệu máy in sẽ đều từng loại giấy in và mực in phù hơn. Do được sản xuất chung dây chuyền nên đầu in và mực in cùng hãng sẽ tối ưu hiệu suất và tuổi thọ đầu in tối đa nhất. Nhiều người dùng chỉ quan tấm đến giá của giấy in mã vạch và mực in mà không để ý rằng điều này cũng chính là nguyên nhân khiến đầu in của mình hỏng. Giấy in quá dày hay quá mỏng là nguyên nhân gây hư hỏng đầu in, mực in nhiều tạp chất không rõ nguồn gốc. Do đó người dùng nên phải lựa chọn  những địa chỉ cung cấp uy tín có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. 
 

 
 
  • Do người dùng
 
Con người cũng là một nguyên nhân tác động đến tuổi thọ của đầu in mã vạch. Nếu bạn sử dụng cẩn thận, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng máy thì máy vẫn sẽ luôn bền. Nhưng nếu bạn ép thời gian, tăng tốc độ sản xuất để kịp thời gian được giao. Đây cũng chính là nguyên  nhân khiến đầu in bị hư hỏng
 
Vậy nên chú ý không nên tự ý thay đổi cài đặt máy nếu không có sự tư vấn hỗ trợ của nhà cung cấp. Dù vô tình hay cố tình đều có thể làm những thay đổi ảnh hưởng và gây hỏng hóc cho máy in mã vạch
 
 
  • Đầu in hết tuổi thọ
 
Các đầu in nhiệt của máy in mã vạch đều có một tuổi thọ nhất đinh. Thông thường, tuổi thọ của đầu in được xác định bằng tổng chiều dài tem nhãn đã in tính bằng km ( vài trăm km ). In khi đạt mức này thì đầu in sẽ gặp trục trặc hoặc hỏng hẳn. Nếu như gặp trường hợp này thì bạn chỉ còn cách thay đầu in hoặc sắm một bộ máy in hóa đơn mới để thay thế mà thôi.
 
Liên hệ ngay Hotline 0984666333 hoặc truy cập website vietnambarcode.vn để biết thêm thông tin chi tiết!